Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc sức khỏe nam giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc sức khỏe nam giới. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Tiểu buốt, đau thắt lưng không phải là triệu chứng suy thận. Ngược lại, bệnh thường không có triệu chứng gì. Vì thế, mọi người nên khám định kỳ và kiểm soát yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi đường niệu…, bác sĩ Lye Wai Choong (Singapore), trao đổi trong buổi tư vấn trực tuyến chiều nay.

- Tôi muốn hỏi dấu hiệu của bệnh suy thận là gì? Cách phòng ngừa? Tôi hay đi tiểu tiện vào ban đêm (mùa đông cũng như mùa hè). Những năm trước thì chỉ có mùa đông, nhưng sang năm nay thì cả mùa hè cũng phải tiểu đêm. Tôi có bị suy thận không? (Cường, 36 tuổi, Canada)
- Chào bạn. Hầu hết bệnh nhân suy thận thường không có triệu chứng. Tiểu nhiều vào ban đêm có thể là một dấu hiệu của suy thận. Tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa thận để được tư vấn thêm về tình trạng của mình.
- Bố tôi 70 tuổi đang điều trị ung thư bàng quang bằng phương pháp xạ trị. Cùng thời gian này bác sỹ kiểm tra và phát hiện ông bị suy thận độ 2. Tôi muốn hỏi suy thận chia làm mấy giai đoạn và ở mức suy thận độ 2 thì phương pháp điều trị gì là tốt nhất. (Thủy, 37 tuổi, Đà Nẵng)

- Có 5 giai đoạn suy thận, giai đoạn 2 chỉ là giai đoạn nhẹ. Bạn nên kiểm soát tốt huyết áp và tránh những thuốc gây tổn thương cho thận chẳng hạn như: những thuốc giảm đau mạnh.
- Ông xã tôi bị suy thận mãn tính và đã ghép thận từ năm 2002. Đến nay phải chạy thận nhân tạo lại được 2 tháng. Xin cho biết giờ ông xã tôi muốn ghép thận lần hai thì kết quả có khả quan không? Trong trường hợp bị nhiễm viêm gan C thì liệu có ghép thận được không? Hiện nay gia đình không có ai hiến thận, vậy VN có ngân hàng thận chưa? (Hồ Châu, 55 tuổi, Vĩnh Phúc)
- Chồng của chị có thể ghép thận lần 2 nếu bệnh viêm gan siêu vi C của anh đã được khống chế và có thể tìm được người hiến thận thích hợp. Tôi không nắm rõ tình hình ngân hàng hiến thận của Việt Nam.
- Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào tới bệnh thận. Các em bé nếu ăn mặn lâu dài thì nguy cơ bị bệnh thận có cao không? (Việt Hà, 32 tuổi, TP HCM)
- Chế độ ăn ảnh hưởng rất ít đến bệnh thận. Ăn mặn không phải là nguyên nhân gây suy thận.
- Thưa bác sĩ ghép thận thì quả thận mới hoạt động được bao nhiêu lâu phải thay lại? Một ca ghép thận chi phí mất bao nhiêu tiền ạ. Bác có thể tư vấn cho cháu phác đồ điều trị viêm cầu thận mạn được không. Cháu đã điều trị được 3 năm bệnh không tái phát, nhưng một năm trở lại đây bệnh rất hay tái phát mặc dù cháu đã kiêng rất kỹ. (Lê Bác Sơn, 32 tuổi, TP HCM)
- 50% trường hợp quả thận ghép sẽ hoạt động được 15 năm. Chi phí cho một ca ghép thận tại Singapore trung bình từ 65.000-75.000 đôla Singapore. Về bệnh viêm vi cầu thận mạn của bạn, tùy thuộc vào từng loại mô học sẽ có phương pháp điều trị tương ứng.
- Bà xã tôi bị suy thận mãn giai đoạn cuối (bị 2,5 năm), điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ nói một là chạy thận hoặc ghép thận. Các triệu chứng bình thường, chỉ hơi ốm và thiếu máu, ăn uống bình thường, đi tiểu được, không buồn nôn, ói mửa, ăn ngủ được… Với biểu hiện thế, bác sĩ khuyên có nên thay thận hay chạy thận nhân tạo hay có phương án nào khác (Mạc Thị Lệ, 36 tuổi, TP Plâycu, Gia Lai).
- Có cần thiết phải ghép thận hay không tùy thuộc vào chức năng thận, ví dụ như mức độ Creatinin trong máu. Với những dữ kiện bạn đưa ra, chúng tôi không thể tư vấn vợ của bạn có cần ghép thận hay không.
- Con tôi năm nay 20 tuổi, đang chạy thận được 3 năm, đã có người hiến thận cùng nhóm máu O, xin hỏi thủ tục sang ghép tại bệnh viện Singapore gồm giấy tờ gì? Nếu xét nghiệm giữa người cho và người nhận hợp nhau tôi cần chuẩn bị số tiền khoảng bao nhiêu? (Vũ Kim Loan, 55 tuổi, Cần Thơ)
- Nếu người cho thận có sức khỏe tốt và các xét nghiệm bình thường, bạn nên liên hệ văn phòng đại diện của tập đoàn Parkway tại TP HCM để biết thêm chi tiết về các thủ tục. Đầu tiên người cho và người nhận cần phải làm một số xét nghiệm chi tiết tại Singapore. Sau đó, cả hai sẽ phải trải qua cuộc phỏng vấn của Ủy ban đạo đức của nước này để được chấp thuận cho cuộc ghép thận.
- Tôi là nhân viên văn phòng, hay bị đau ở vùng thắt lưng, liệu đó có phải là triệu chứng của bệnh thận không ạ? (Bùi Thị Hương, 31 tuổi, Hà Nội)
- Chào bạn, đau ở thắt lưng không phải là triệu chứng của bệnh thận mà thường là đau cơ. Tuy nhiên bạn cần phải kiểm tra để loại trừ bệnh sỏi niệu quản, sỏi thận.
- Mẹ tôi năm nay đã 54 tuổi và phải chạy thận nhân tạo đã hơn 3 năm nay. Cuối năm 2005 đến 2007 thì chạy thận 2 lần/tuần. Cuối năm 2007 đã tăng lên 3 lần/tuần. Tại sao số lần chạy thận lại tăng lên? Liệu sau này có tăng số lần chạy? Những ảnh hưởng lên sức khỏe khi chạy thận nhân tạo là gì? Trên thế giới, người chạy thận lâu nhất là bao nhiêu năm? Tôi và mẹ tôi cùng nhóm máu O thì tôi có thể cho mẹ tôi thận được không? Xin chân thành cám ơn! (Phạm Thái, 33 tuổi, Hưng Yên)
- Số lần chạy thận trong tuần của mẹ bạn tăng lên vì chức năng thận giảm. Thông thường, số lần chạy thận tối đa là 3 lần một tuần. Dĩ nhiên, nếu cùng nhóm máu, bạn có thể hiến thận cho mẹ của bạn.
Một số tác dụng phụ của chạy thận nhân tạo như: chóng mặt, nôn, buồn nôn, nhức đầu… Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng về những tác dụng phụ này khi bệnh nhân cần phải chạy thận nhân tạo để chữa trị bệnh. Trên thế giới, người chạy thận lâu nhất được ghi nhận là 25 năm.
- Anh tôi 38 tuổi và phát hiện bị thận cấp 4 từ năm 2007. Từ đó đến nay cứ tuần 3 lần anh đi chạy thận. Sức khỏe anh giảm đi rõ rệt. Anh tôi có cơ hội nào để cải thiện sức khỏe hay không? Việc chạy thận có phải ăn uống kiêng khem thế nào không? (Nguyễn Anh, 35 tuổi, TP HCM)
- Suy thận gồm có 5 giai đoạn. Giai đoạn 1 tổn thương thận ít, chức năng thận bình thường. Giai đoạn 2 chức năng thận vẫn duy trì hoạt động từ 70-90%. Giai đoạn 3 chức năng thận vẫn còn 30-70%. Giai đoạn 4 chức năng thận chỉ còn dưới 30%. Giai đoạn 5 là suy thận giai đoạn cuối. Anh của bạn bị suy thận cấp 4 nên cần phải ghép thận. Trong khi đang chạy thận, anh bạn cần ăn nhiều đạm, uống ít nước, Hemoglobin trong máu ít nhất là 10mg%.
Tiến sĩ cho tôi biết tại sao chạy thận định kì (3 lần/tuần) lại bị đau nhức xương khớp, mất ngủ, nám da mặt và ngứa. Tiến sĩ cho biết lý do và cách phòng ngừa. Các biến chứng có thể xảy ra khi chạy thận nhân tạo và cách phòng ngừa. Việc ghép thận không cùng nhóm máu khi nào có thể tiến hành tại VN và giá cả có hạ so với giá một tờ báo đã đăng là từ 1.5-2 tỷ VND (Bùi Chí Thanh, 42 tuổi, 63/18 Nguyễn Hữu Cầu)
- Triệu chứng đau nhức xương, ngứa có thể là do nồng độ phosphate và hoóc môn tuyến cận giáp trong máu tăng. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để tiến hành điều trị nếu có tăng phosphate và hoóc môn tuyến cận giáp trong máu.
- Tôi có người bạn bị suy thận mãn và chạy thận nhân tạo được hơn 7 năm rồi. Gia đình đang muốn ghép thận cho bạn nhưng không biết thời gian trung bình sống thêm hiện nay của các bệnh nhân ghép thận là bao nhiêu năm? Nếu không có ai trong gia đình tự nguyện hiến tạng thì có cách nào để bạn tôi được ghép thận hay không? Người Việt Nam có thể ghép thận được ở Singapore hay không? Chi phí? Xin chân thành cám ơn bác sĩ. (Nguyen Hùng, 35 tuổi, Bình Định)
- Bạn hãy yên tâm vì người được ghép thận vẫn sống như người bình thường. Bạn nên tìm người hiến thận là người trong gia đình hay họ hàng. Rất nhiều bệnh nhân Việt Nam đã được ghép thận tại Singapore. Bạn có thể tham khảo thông tin và chi phí cho một ca ghép thận ở câu trên.
- Tôi mới ghép thận được 2 tháng, hiện nay vợ của tôi đang mang thai được 5 tuần. Xin hỏi bác sĩ liệu tôi có nên giữ bào thai được không? Nghe nói mới ghép thì không nên có con? Tại sao? (Lê Thanh Quang, 33 tuổi, Số 44, đường 22, Q.6, TP HCM)
- Bạn nên giữ bào thai, vì ghép thận và thuốc chống thải ghép không ảnh hưởng gì đến thai nhi.
- Vì ban ngày bận đi làm tôi không thể cho con uống nước cam nên tôi chỉ có thể cho con uống vào buổi chiều hoặc buổi tối nhưng tôi nghe nói uống nước cam vào buổi tối đặc biệt là trẻ em sẽ dễ bị bệnh thận, như vậy có đúng không thưa bác sĩ? (Thúy Hà, 31 tuổi, Lào Cai)
- Không có chứng cứ khoa học nào chứng minh việc uống nước cam vào buổi tối sẽ dẫn đến bệnh thận.
- Xin chào bác sĩ, tôi có người nhà bị suy thận đã 3,5 năm. Vừa rồi thử máu kiểm tra thì chỉ số creatinin lên tới 630, tình trạng sức khỏe bình thường. Xin bác sĩ cho biết chỉ số creatinin như vậy đã phải lọc máu hoặc thay thận chưa. Trường hợp phải lọc máu và thay thận thì phương án nào tốt hơn. Người nhà tôi còn trẻ, đang đi làm. Xin cảm ơn bác sĩ (Van Ha, 26 tuổi, Ha Noi)
- Vì bạn không cho biết tuổi của người bệnh nên chúng tôi không thể cho lời khuyên cụ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng sức khỏe của người bệnh bình thường, với chỉ số creatinin như thế, nên tiếp tục uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Cho tôi hỏi là nếu tối hiến thận cho người khác thì sức khỏe của tôi có bình thường như trước hay không? Cám ơn BS (Huỳnh Trí, 40 tuổi, HCM)
- Nếu sức khỏe của bạn bình thường thì việc hiến thận không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người hiến.
- Tôi bị sạn cả 2 thận (đường kính 20), thận trái không bị ứ nước, thận phải ứ nước độ 1, thỉnh thoảng bị đau tức phần lưng bên phải. Xin hỏi tôi có cần phải lấy hết sỏi thận ra hay cứ “sống chung” với chúng? Tôi có nên tán sỏi không? (Duc Nguyen, 47 tuổi, Bắc Giang)
- Do có triệu chứng đau lưng bên phải nên bạn cần đi kiểm tra xem sạn thận bên phải có gây tắc nghẽn hay không. Nếu có, bạn cần phẫu thuật để lấy sạn thận bên phải. Bạn có thể phẫu thuật hoặc tán sỏi, tùy trường hợp.
- Chúng tôi nghe nói rằng: Nếu bị viêm họng mà không điều trị đến nơi đến chốn thì lâu ngày sẽ dẫn đến suy thận. Điều này có đúng không? (Le Minh Hien, 34 tuổi, Quảng Nam)
- Đôi khi việc bị viêm họng lâu ngày mà không điều trị đến nơi đến chốn thì cũng có khả năng bị suy thận, chủ yếu là ở trẻ em.
- Tôi là Toàn ở Hải Phòng. Năm nay 29 tuổi, Tôi bị suy thận, đã chạy thận chu kỳ được 4 năm. Năm ngoái tôi có định ghép thận, nhưng khi xét nghiệm phát hiện virus viêm gan C (mật độ virus là 80000, Tuyp I), hiện tại chức năng gan vẫn tốt. Tôi muốn hỏi là có nhất thiết phải điều trị cho mật độ virus xuống trước hay không? Hay sau khi ghép điều trị cũng được (vì chi phí điều trị viêm gan rất lớn). Xin cảm ơn.
- Viêm gan siêu vi C type I rất khó điều trị và nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cần phải điều trị viêm gan siêu vi C trước khi ghép thận.
- Xin chào bác si. Mẹ tôi năm nay 52 tuổi, đã ghép thận 2 lần ở Trung Quốc, lần thứ 2 ghép cách đây 4 năm. Xin hỏi là một người có thể được ghép tối đa mấy quả thận, và làm thế nào để gìn giữ quả thận được ghép một cách tốt nhất. (Đào Minh Tuấn, 32 tuổi, 12 pham ngoc thach, Quận 3, TPHCM)
- Bệnh nhân có thể ghép thận lần 3, tuy nhiên, cuộc phẫu thuật sẽ vô cùng khó khăn. Lời khuyên của tôi là nên giữ quả thận ghép lần 2 hoạt động càng lâu càng tốt bằng những loại thuốc mới đúng liều lượng. Bạn có thể liên hệ ngay bây giờ vào đường dây nóng của tòa soạn: 08 7300 8899 (ext: 8500) để được tư vấn thêm.
- Xin chào bác sĩ. Tôi 27 tuổi, bác sĩ chẩn đoán bị suy thận giai đoạn 2, huyết áp cao. Tôi rất lo lắng, xin bác sĩ cho biết phải điều trị như thế nào? Có khả năng chữa dứt được không? Và ảnh hưởng đến sức khỏe sau này như thế nào? Xin cảm ơn. (Nguyễn Quốc Duy, 27 tuổi, Quận Tân Bình TPHCM)
- Bạn phải tìm hiểu nguyên nhân gây nên việc suy thận, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh thì bác sỹ mới có thể tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn được. Đồng thời bạn phải cố gắng kiểm soát đừng để huyết áp cao.
- Thưa bác sĩ, vợ tôi bị suy thận độ 4, hiện đang dùng phương pháp lọc màng bụng bằng dung dịch thẩm phân phúc mạc DIANEAL của Singapore. Xin được hỏi bác sĩ là dùng phương pháp này nếu như tuân thủ nghiêm ngặt về vệ sinh thì thời gian tối đa được bao lâu, vợ chồng tôi mới có một cháu gái 7 tuổi, nếu như sức khỏe ổn định thì vợ tôi có thể sinh em bé được không? Xin cảm ơn bác sĩ. (Bùi Minh Hải, 36 tuổi, Lạng Sơn)
- Phương pháp thẩm phân phúc mạc có thể thực hiện cho vợ bạn là 10-15 năm. Vợ bạn không nên có thai vì đã bị suy thận độ 4 và đang thẩm phân phúc mạc.
- Tôi rất hay bị phù, đặc biệt khi ăn hơi mặn hoặc uống nhiều nước trước khi ngủ. Sáng thức dậy thì mặt, tay và cả mình đều có cảm giác bị sưng, sau một ngày ngồi làm việc thì 2 chân sưng nhiều. Tôi đi tiểu bình thường, không gắt. Thưa bác sĩ, triệu chứng như vậy có phải do thận bị suy? Tôi có đi xét nghiệm nước tiểu thì không thấy nói thận suy, tuy nhiên trong nước tiểu thường xuyên có lẫn một ít hồng cầu, chưa rõ nguyên nhân. (Hoàng Trang, 44 tuổi, TP HCM)
- Trường hợp của bạn có thể là triệu chứng của suy thận. Tốt nhất bạn nên làm thêm xét nghiệm máu để đo nồng độ Creatinin trong máu để biết chính xác thận có bị suy hay không.
- Tôi bị viêm đường tiết niệu và rất hay tái phát vậy có nguy cơ dẫn đến suy thận không ạ? (Mai Nga, 33 tuổi, Lâm Đồng)
- Viêm đường tiết niệu là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Đó không phải là nguyên nhân gây suy thận.
- Mẹ tôi năm nay 62 tuổi đã chạy thận được 2 năm, vậy có thể còn ghép thận được không vì tôi nghe nói là muốn ghép thận thì không được chạy thận, và ghép thận thì ở bệnh viện nào, với chi phí cho toàn bộ ca ghép thận sẽ là bao nhiêu. (Tran Vinh, 38 tuổi, Nha Trang)
- Chạy thận không ảnh hưởng đến ghép thận. Trường hợp của mẹ bạn có thể được ghép thận nếu không kèm theo những bệnh lý khác như: bệnh tim mạch, nhiễm trùng…
- Xin cho tôi hỏi, tôi bị sỏi thận 6mm trong thận bên phải, tôi đã uống kim tiền thảo nhiều lần nhưng chưa thấy dấu hiệu hết sỏi, tôi có nên đi mổ hay điều trị hay không, liệu tôi có bị suy thận hay không? (Trần Thanh Long, 40 tuổi, Cà Mau)
- Đối với trường hợp của bạn viên sỏi thận chỉ 6 mm thì không cần phải mổ hay điều trị gì cả. Bạn chỉ cần uống nhiều nước là được.
- Cho tôi hỏi bệnh thận đa nang có nguy hiểm đến tính mạng không và có thể chữa khỏi hẳn không? (Hà Thu Hương, 28 tuổi, SN23, ngõ 67B lý nam đế, Hà Nội)
- Bệnh thận đa nang có thể dẫn đến suy thận về sau. Người bệnh cần theo dõi chức năng thận thường xuyên, kiểm soát tốt huyết áp.
- Con gái tôi được chuẩn đoán là có một thận bẩm sinh. Cháu có phải kiêng khem hoặc đề phòng gì không? (Thùy Dung, 38 tuổi, Hà Nội)
- Đối với trường hợp con của bạn thì không cần phải kiêng khem gì, bạn nên đưa cháu đi kiểm tra chức năng thận mỗi năm một lần.
- Xin bác sĩ cho biết các nguyên nhân gây bệnh thận và cách phòng chống (Nguyễn Xuân Sơn, 49 tuổi, ngõ 106 Hoàng Quôc Việt, Hà Nôi).
- Có rất nhiều nguyên nhân gây suy thận như: nhiễm trùng, sỏi đường niệu, cao huyết áp, tiểu đường, viêm vi cầu thận… Cách phòng chống tốt nhất là bạn nên khám sức khỏe thường xuyên, ít nhất mỗi năm một lần để kịp thời phát hiện bệnh.
Tôi là nữ, 40 tuổi. Tôi hay bị tiểu buốt. Mỗi lần tiểu buốt, tôi có xét nghiệm nước tiểu, siêu âm bụng. Kết quả siêu âm luôn tốt. Còn nước tiểu thì có ++. Bác sĩ thường cho tôi uống kháng sinh trong 1 tuần thì hết bệnh. Việc tiểu buốt lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm như thế có ảnh hưởng gì đến thận không? Cám ơn bác sĩ. Tony Ngo (Tonyngo, 40 tuổi, Canada)
- Triệu chứng của bạn có thể là nhiễm trùng tiểu, bệnh này thường gặp ở phụ nữ. Bệnh này không gây suy thận.
- Chức năng sinh lý của người phụ nữ chạy thận nhân tạo có bị ảnh hưởng nhiều không (hành kinh hàng tháng còn hay mất, khả năng sinh sản và quan hệ vợ chồng có phải là điều kiêng kị không).Tôi mới chạy thận nhân tạo được 4 tháng mà vợ chồng tôi mới lấy nhau, chưa có con, tôi rất muốn sinh được con (Hoàng Ngân, 33 tuổi, Hà Nội)
- Chạy thận nhân tạo không ảnh hưởng chức năng sinh lý phụ nữ nhưng rất khó để mang thai và cũng không an toàn khi mang thai.
- Sau ghép, tại sao chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc hoàn toàn theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Vậy tại sao có người có kết quả tốt, có người lại có kết quả rất xấu (Hoang Hong Hanh, 20 tuổi, Hải Phòng)
- Sau khi ghép thận, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu uống không đủ liều sẽ dễ dẫn đến thải ghép. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều thuốc chống thải ghép, người bệnh rất dễ nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm…). Bệnh nhân cần được theo dõi ở những trung tâm thận có uy tín để giảm thiểu những biến chứng có thể xảy ra sau khi ghép.
- Tôi 28 tuổi, nam giới. Sau lần đau đầu tôi được chẩn đoán suy thận mạn, độ 3A. Creatin 400-470, ure 11 – 20. Tôi đang dùng thuốc theo chỉ định, lượng nước tiểu trong một ngày từ 1,7-2l. Từ khi phát bệnh các chỉ số không thay đổi, nhưng phải ăn kiêng nên bị giảm cân. Bệnh tôi có chữa được không? Có cách gì tăng cân trở lại? Có đươc ăn nhiều và uống bia? Thời điểm nào ghép thận là hợp lý? Người cho thận là mẹ tôi (58 tuổi), có được không? (Khánh Nguyễn, 28 tuổi, HN)
- Bạn nên ăn nhiều hơn để tăng cân tuy nhiên không nên uống bia. Bệnh suy thận mạn có thể khống chế nhưng không thể chữa khỏi. Bạn cần cân nhắc khả năng ghép thận khi nồng độ Creatinin trong máu lớn hơn 800 mg%. Nếu sức khỏe bình thường, mẹ bạn có thể hiến thận cho bạn.
- Xin chào bác sĩ. Ghép thận khác nhóm máu tỷ lệ thành công được bao nhiêu và trái thận đó có tồn tại suốt đời không. Khi muốn đi Sigapore ghép thận thì các thủ tục phải làm sao thưa bác si. (Thuy hang,25 tuoi, Trà Vinh)
- Bên cạnh việc ghép thận cùng nhóm máu, những trường hợp khác nhóm máu vẫn có thể ghép thận thành công. Các kháng thể chống lại thận của người hiến sẽ được lọc khỏi cơ thể của bệnh nhân. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được sử dụng một loại thuốc đặc biệt để ngăn ngừa cơ thể sản sinh thêm nhiều kháng thể. Sau đó, có thể tiến hành cuộc ghép thận khác nhóm máu.
Nếu có bệnh thận, bạn nên thăm khám bác sĩ thường xuyên, kiểm tra chức năng thận, kiểm soát tốt huyết áp, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mặc dù có rất nhiều câu hỏi, nhưng vì thời gian có hạn nên không thể giải đáp tất cả những thắc mắc của độc giả, xin hẹn gặp lại trong dịp khác.

Suốt hai năm, ông Toán, 60 tuổi (Thanh Xuân, Hà Nội) khổ sở vì liên tục đi tiểu buốt, tiểu dắt. Nghĩ là bệnh tuổi già, ông cố chịu và chỉ đến phòng khám khi vài tháng liền, đêm nào cũng thức trắng vì phải vào toilet liên tục.


Nghe bác sĩ kết luận mình bị u phì đại tuyến tiền liệt, vì không chữa kịp thời nên đã khá nặng, ông Toán mới giật mình.
Giáo sư Trần Quán Quán Anh, giám đốc Phòng khám đa khoa tiết niệu và nam khoa Tâm Anh (Lý Nam Đế, Hà Nội) cho biết, phòng khám đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân như trường hợp ông Toán.
Giáo sư cho biết, đây là bệnh hay gặp thứ 2 sau sỏi tiết niệu trong các bệnh về tiết niệu và thận học hiện nay. Bệnh chỉ có ở nam giới và chủ yếu ở người cao tuổi. Ở Việt Nam, người trẻ nhất là 47 tuổi, già nhất là trên 90 tuổi mắc bệnh này. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng nhiều, phổ biến nhất khoảng 60 tuổi trở lên.
Trung bình, ở tuổi 60, có khoảng 60 % nam giới mắc bệnh u phì đại tuyến tiền liệt, ở độ tuổi 70 tỉ lệ là gần 80% và trên 90 tuổi thì cứ 10 người có tới 9 người mắc.
Giáo sư Quán Anh cho biết, tuyến tiền liệt là bộ phận ôm quanh phía ngoài cổ bàng quang, có nhiệm vụ sản xuất ra tinh dịch để tinh trùng sống được. Người bị bệnh là khi tuyến tiền liệt to ra, chít lấy cổ bọc bàng quang.
Khi bị u này, bệnh nhân thường có các biểu hiện như đái khó, không thành tia, đi tiểu không hết dẫn đến bí tiểu. Một số người khác lại bị đái buốt, đái rắt, nhất là vào ban đêm.
Giáo sư Quán Anh cho biết, việc chẩn đoán bệnh này không khó, bác sĩ chỉ cần thăm khám phần trực tràng, siêu âm là có thể kết luận bệnh.
Những người dễ mắc bệnh thường là các quý ông có nội tiết tố nam mạnh với đời sống tình dục mạnh mẽ, có nhiều con. Nhóm thứ hai là do tuổi già, các tổ chức đã bị xơ hóa. Những người từng bị viêm nhiễm nhiều lần tuyến tiền liệt, thường do quan hệ tình dục bừa bãi là nhóm thứ ba dễ mắc bệnh này.
Theo giáo sư Quán Anh, ở Việt Nam, đa số người bị u phì đại tuyến tiền liệt đi chữa khi bệnh đã nặng, lúc họ không thể tiếp tục chịu đựng những phiền toái do bệnh gây ra (cảm giác bứt rứt, khó chịu, đi tiểu liên tục…). Thường là do họ không biết bệnh, hay cho rằng đến tuổi già thì bị rối loạn tiểu tiện và cố gắng chấp nhận tình trạng này.
Giáo sư khẳng định, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Trước đây, trong thế kỷ 20, tiêu chuẩn vàng về điều trị bệnh là mổ cắt u bằng phương pháp nội soi. Tuy nhiên, hiện nay, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên đi khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh và có thể điều trị bằng thuốc.
Nếu không chữa kịp thời, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng như tắc đái hoàn toàn (phải mổ cấp cứu) hay nước tiểu tồn dư dẫn đến sỏi đường tiết niệu. Việc ứ trệ nước tiểu nhiều còn gây viêm thận ngược dòng dẫn đến suy thận.
Design by Hao Tran -