Hiển thị các bài đăng có nhãn Ung thư tinh hoàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ung thư tinh hoàn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Phát hiện những loại bệnh nam khoa thường gặp - Nam giới thường rất chủ quan với sức khỏe của mình nên thường có nguy cơ mắc các bệnh nam khoa mãn tính khó chữa khỏi hơn nữ giới. Vì vậy, cánh mày râu hãy tự trang bị cho mình những kiến thức kiểm tra sức khỏe đơn giản nhất nhé!

1. Vòng hai quá to
8 loại bệnh nam khoa có thể tự kiểm tra
Kiểm tra vòng bụng để biết tình trạng thừa mỡ
Lượng mỡ dư thừa trong vòng hai quá khổ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch và tiểu đường. Nam giới nên thường xuyên kiểm tra mỡ bụng, nhất là những người thường xuyên sử dụng rượu, bia hàng tháng. Nếu chỉ số vòng hai của bạn lớn hơn 93,98 cm thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao.
2. Bệnh tim
8 loại bệnh nam khoa có thể tự kiểm tra 2
Nam giới thường mắc bệnh tim cao hơn nữ giới
Bệnh tim mạch đứng đầu trong nhóm bệnh gây tư vong trên toàn Thế giới, nó có thể gây ra các cơn trụy tim, đột tử…cho bệnh nhân. Theo tổ chức y tế Hoa kỳ, nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim và dễ đột quỵ hơn nữ giới, chiếm 89% tình huống nguy hiểm tính mạng.
Tự kiểm tra tình trạng tim mạch ở nhà bằng cách: để trạng thái cơ thể thư giãn, để ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ tay của cánh tay còn lại, đếm mạch đập trong 10s, sau đó nhân với 6. Mạch tim được cho là khỏe mạnh nếu nhịp đập ở mức 60 – 100 nhịp/ phút, tim đập nhanh hoăc chậm hơn giới hạn trên thì được coi là bị bệnh tim mạch. Trong quá trình bắt mạch, nếu thấy khoảng cách giữa 2 nhịp đập bất thường nên đi khám nam khoa vì đấy là triệu chứng bệnh rung nhĩ hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
3. Huyết áp
8 loại bệnh nam khoa có thể tự kiểm tra 3
Tự kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà
Tổ chức y tế khuyến cáo rằng, các bệnh nhân có tiền sử về huyết áp nên có máy đo huyết áp trong nhà, để có thể thường xuyên theo dõi huyết áp của mình. Ngồi và thư giãn 5 phút trước khi đo, số đo huyết áp thấp hoặc cao hơn khoảng 80 – 120 cho biết bạn bị bệnh về huyết áp.
4. Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là bệnh nam khoa rất dể gặp, nhất là độ tuổi 20 – 35, bệnh có thể dẫn đến tử vong. Kiếm tra tinh hoàn bằng cách tắm nước ấm, phần bìu của dương vật được thư giãn, dùng tay kiểm tra nếu thấy các cục u bứu nên đi đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra.
5. Ung thư miệng
Ung thư miệng là bệnh thường gặp ở các bệnh nhân thường quan hệ tình dục bằng miệng, bệnh nhân bị lây nhiễm virus HPV. Đi khám nam khoa nếu kiểm tra thấy những đốm lớn màu trắng hoặc đỏ quanh trong miệng và vòm họng.
6. Bệnh về nướu
8 loại bệnh nam khoa có thể tự kiểm tra 4
Kiêm tra vòm họng và nứu thường xuyên
Bệnh về nứu cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. Chú ý khi thấy vùng lợi, nứu bị sưng đau nên đến các bác sĩ nha khoa để kiểm tra.
7. Ung thư da
Theo thống kê tổ chức y tế Hoa kỳ, nam giới có nguy cơ mắc bệnh về ung thư da cao gấp 2 lần nữ giới. Khi quan sát thấy các vùng da đầu, lòng bàn chân, tai chảy máu, đóng vẩy, hay kích cỡ, màu sắc các nốt ruồi thay đổi nên đi kiểm tra da. Nghiên cứu cho thấy các tế bào ung thư da thường được tim thấy trên những vùng da không bắt nắng.
8. Ung thư vú
Bệnh tưởng chỉ gặp ở nữ giới, nhưng nam giới cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú. Khi kiểm tra thấy kích cỡ ngực thay đổi, sờ vào có các cục u, ép 2 núm vú thấy có mủ chảy ra nên đi khám nam khoa để tiến hành kiểm tra.
Đ.T

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Chỉ những bất thường nho nhỏ như hẹp bao quy đầu, vệ sinh không đúng cách, bị chấn thương, mụn nước, mụn cóc… hay quan hệ tình dục bừa bãi, “vùng cấm” của bạn cũng có thể mắc phải căn bệnh quái ác – ung thư.


Bỏ mặc những bất thường ở “thằng nhỏ” có thể khiến không ít đấng mày râu phải vĩnh viễn chia tay với “vùng cấm” và mong muốn được làm cha cũng bị từ bỏ. Trong đó 80% số bệnh nhân mắc căn bệnh nguy hiểm này có căn nguyên từ hẹp bao quy đầu.
Hẹp bao quy đầu – triệt tiêu “cậu nhỏ”
Tại Khoa Phẫu thuật tổng hợp, Bệnh viện K Hà Nội, thường xuyên có khoảng trên dưới 10 bệnh nhân đã hoặc đang chuẩn bị phải xử lý “thằng nhỏ”. Ngoài sự đau đớn về thể xác, những bệnh nhân này còn bị sự dày vò tâm can vì quãng đời còn lại sẽ là “cực hình” đối với họ.
Anh Nguyễn Đình T, 28 tuổi ở thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Tây, buồn bã tâm sự: “Các bác sĩ đã giữ lại mạng sống cho tôi nhưng đổi lại tôi phải từ bỏ 1/3 “thằng nhỏ”. Bệnh diễn tiến rất nhanh, cách đây 1 tháng tôi thấy khó đi tiểu, “chỗ đó” sưng đỏ, mọng nước và đau đớn tăng dần.
Tôi đi khám được các bác sĩ chẩn đoán là hẹp bao quy đầu nhưng khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ đã phát hiện “hắn” đã bị ung thư do hẹp bao quy đầu bẩm sinh. “Thằng nhỏ” đã bị xử lý ngay một phần, bây giờ tôi vẫn đang phải tiến hành xạ trị để tránh di căn”.
Anh Trịnh Văn N, 30 tuổi xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cũng hé lộ: “Tôi vừa phải cắt 1/3 “thằng nhỏ”. Nỗi ân hận không bao giờ lấy lại được đó là tôi quá thờ ơ không điều trị triệt để ngay từ khi có dấu hiệu bất thường “chỗ đó”. Vợ chồng tôi lại chưa có con, chuyện tình cảm vợ chồng sẽ ra sao. Cô ấy thì mới 28 tuổi lại khá xinh xắn nữa. Tôi sẽ cố gắng làm người chồng tốt nhưng cuộc sống vợ chồng không có con lại không có cả “chuyện đó” sẽ là nỗi cực nhục lớn của đời tôi”.
Theo tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật tổng hợp, Bệnh viện K thì 90% các trường hợp hẹp bao quy đầu nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn tới bị ung thư “thằng nhỏ” khi trưởng thành. Hiện nay, bệnh viện thường xuyên phải tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân bị ung thư “thằng nhỏ” do hẹp bao quy đầu, trong đó có tới 70- 80% bệnh nhân bị cắt bỏ “chỗ đó”.

Tệ nhất là phần lớn những trường hợp đó là thanh niên và những người dưới 40 tuổi. Để bệnh diễn tiến đến mức nguy hiểm này là do hầu hết người bị hẹp bao quy đầu thường xấu hổ, không muốn đi khám nên khi đến bệnh viện đã có các biến chứng: tắc đường niệu đạo, nhiễm khuẩn tại khối u gây lở loét, đau đớn, nhiễm khuẩn tại vùng hạch di căn gây loét ra ngoài da hoặc chảy máu.
Do đó, để an toàn việc xử lý hẹp bao quy đầu cần thực hiện càng sớm càng tốt (1- 2 tuổi) và muộn nhất là trước tuổi dậy thì. Để quá tuổi trưởng thành mới can thiệp, bao quy đầu sẽ khó bóc tách hết, chưa kể những trường hợp đã có biến chứng xơ chai hoặc ung thư do “tù hãm” quá lâu. Khi đó, “thằng nhỏ” đã có viêm mạn tính biến đổi thành tiền ung thư hoặc ung thư.
Vệ sinh quá sạch và không sạch đều nguy hiểm
Theo các chuyên gia trong ngành, ngay cả những người không bị hẹp bao quy đầu, khoẻ mạnh hoàn toàn, có “thằng nhỏ” phát triển bình thường nhưng vệ sinh “của quý” không cẩn thận và quá trình này kéo dài sẽ bị nhiễm khuẩn và ung thư “thằng nhỏ” sẽ là điều khó tránh khỏi.
Nguyễn Nhật M, 23 tuổi sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Giao thông Vận tải ngồi trước chờ khám ở Bệnh viện K Hà Nội. M khẽ hé lộ nỗi lo lắng: “Em đã có bạn gái và đã hoàn toàn tự tin về “bản lĩnh” của mình nhưng bây giờ thì em lo lắm. Gần một tháng nay em thấy hiện tượng nổi cục ở “thằng nhỏ”, chiều qua em đã đi khám ở phòng khám gần nơi trọ và được chẩn đoán là “thằng nhỏ” có khối u. Nhưng u lành hay u ác thì phải làm xét nghiệm sinh thiết mới biết chính xác.
Bác sĩ ở đó nói, nguyên nhân gây nên bệnh của em có thể là do em vệ sinh không sạch khiến các chất cặn bã bám bên trong bao quy đầu. Sáng nay em phải bổ nhào ngay đến đây để tiếp tục xác minh kết quả khám ngày hôm qua. Lúc nãy, một bác ngồi cạnh nói ngày trước người nhà cũng có một người xuất hiện hiện tượng như em, được chẩn đoán là u ác tính. Nhập viện chưa được 10 ngày thì ra đi…”
Chị Nguyễn Thị Nh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cũng đến khám bệnh “vùng kín” nói: “Tôi kết hôn đã 3 năm nhưng vẫn chưa có con. Tôi vốn rất cẩn thận, mẹ chồng rất khó tính cũng không chê vào đâu được. Chuyện vệ sinh thân thể cũng thế nhưng không ngờ bác sĩ nói tôi vệ sinh không sạch dẫn đến xuất hiện vết loét trên “vùng kín”.
Tôi đã thuật lại cách vệ sinh của mình: Một ngày rửa vệ sinh ít nhất 2 lần và rửa trước và sau khi quan hệ bằng sữa tắm. Nhưng khi nghe bác sĩ giải thích tôi thấy sợ vì sự sạch sẽ thiếu hiểu biết của mình: Độ cân bằng axit-kiềm (độ pH) ở da phụ nữ thường là 5,5. Còn độ pH trong âm đạo thấp hơn nhiều, chỉ ở mức 3,3.
Thiên nhiên đã tạo ra môi trường âm đạo có tính axit cao hơn để có những vi khuẩn gây hại không sống được, nhưng các “tinh binh” vẫn dễ dàng tìm đường đến trứng. Sữa tắm làm cho môi trường tại đó trở nên kiềm hơn, mở đường cho các vi khuẩn gây bệnh, dẫn đến viêm đường tiểu và âm đạo, cản trở sự di chuyển của “tinh binh”.
Cắt bỏ “chỗ ấy”, vẫn tử vong
Nếu nam giới bị tiền sử chấn thương, bỏng, mụn nước, mụn cóc ở đầu “thằng nhỏ” thì đó là một trong những nguy cơ đối với ung thư “thằng nhỏ”. Vì vậy, khi thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào tại bộ phận nhạy cảm này, phải đi khám ngay để có phác đồ điều trị tốt nhất.
Cũng có mặt tại bệnh viện K Hà Nội vì căn bệnh quái ác của chồng, chị Nguyễn Thị B, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội, với sắc mặt thẫn thờ, hai mắt trũng thâm quầng, gạt nước mắt nói: “Cách đây 5 tháng tôi phát hiện thấy anh ấy có nốt sùi ở “thằng nhỏ”, nên đã đi mua thuốc Đông y về tự đắp nhưng không có biến chuyển. Nói đi khám anh ấy không chịu tôi lại mua thuốc bôi rồi tiêm kháng sinh.
Đến lúc thấy đau không chịu nổi anh ấy mới cho tôi đưa xuống đây khám thì bác sĩ chẩn đoán là anh ấy đã bị ung thư “vùng kín” đã được phẫu thuật cắt bỏ cơ quan sinh dục ngoài và vét hạch bẹn hai bên, xạ trị bổ trợ nhưng không còn sống được bao lâu nữa vì bệnh đã di căn vào phổi. Anh ấy thường xuyên bị ho ra máu”.
Theo các bác sĩ tại bệnh viện thì hầu hết bệnh nhân ung thư “vùng kín” đến Bệnh viện K đều đã chạy chữa không đúng cách trước đó. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và bệnh di căn, nguy hiểm tới tính mạng. Chồng chị B là một ví dụ, anh chỉ đồng ý đến Bệnh viện khi đã gần nửa năm điều trị không đúng cách khiến bệnh nặng thêm và sự đau đớn vượt ngoài sức chịu đựng.
Theo GS. Nguyễn Ngọc Kha, phụ trách khoa Ung bướu, Bệnh viện Hồng Hà thì đa số bệnh nhân đều đoán mình bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh hoa liễu chứ không nghĩ đến ung thư. Thực tế, biểu hiện ban đầu của ung thư “cậu nhỏ” cũng là những vết sùi loét… như các bệnh hoa liễu. Nếu bị bệnh hoa liễu, chỉ cần điều trị kháng sinh là bệnh sẽ đỡ hoặc khỏi. Còn nếu bệnh không khỏi hoặc tái phát nặng hơn thì phải nghĩ ngay tới ung thư và đi khám chuyên khoa.
Người phong tình dễ bị ung thư
Quan hệ tình dục bữa bãi là một trong những nguyên nhân quan trọng và nguy hiểm dễ bị bệnh ung thư. Một nghiên cứu của các nhà y học thế giới năm 1997 đã khẳng định: Nếu một người đàn ông có hơn 30 bạn tình thì nguy cơ mắc ung thư “vùng kín” cao gấp 3 lần người bình thường.

Theo TS Nguyễn Quang Thái thì nếu các đấng mày râu quan hệ tình dục vô tội vạ, họ rất dễ nhiễm HPV. Loại virus này sẽ gây đột biến gen của tế bào ở người. Đặc biệt, bộ gen HPV16, 18 có đặc điểm sinh sản vô tính mạnh, làm cho các tế bào đích bị biến dạng và phân chia tự do, không chịu sự kiểm soát của cơ chế điều hòa sinh sản như các tế bào bình thường.
Độ lan rộng của các tế bào vô tính này trong giai đoạn hình thành ung thư đã tạo nên tính độc lập so với tế bào gốc, và khi nó phát triển mạnh thì các khối u hình thành. Nguy hiểm nhất là ung thư “túi hạt” để giữ lại mạng sống cho người bệnh thì các bác sĩ sẽ phải bỏ đi bộ phận này, mổ vét hạch và kết quả là họ không còn khả năng sinh con.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, ung thư “túi hạt” thường liên quan tới nguyên nhân “túi hạt” lạc chỗ. Nếu bị “túi hạt” lạc chỗ không chữa trị trước 11 tuổi thì 100% sẽ dẫn đến ung thư.
Ung thư “thằng nhỏ” là bệnh tiến triển chậm, nếu điều trị sớm thì không những bảo tồn được mà còn đảm bảo chất lượng cuộc sống. Khi đã ở giai đoạn muộn, có hạch thì sẽ khó bảo tồn; quá trình phẫu thuật vét hạch và xạ trị cũng gây nhiều khó khăn, biến chứng.
Thạc sĩ Trần Anh Tuấn, khoa Ngoại C, Bệnh viện K, cho biết trong các loại ung thư, ung thư dương vật thuộc loại có tỷ lệ sống cao. Nếu bệnh nhân chưa có di căn hạch, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm (coi như khỏi bệnh) có thể đạt tới 100%. Nhưng khi bệnh đã di căn lên hạch chậu và ổ bụng (gan, phổi) thì việc giữ tính mạng sẽ rất khó khăn.
(Suckhoegiadinh.org sưu tầm – Theo Kỳ Anh (Gia đình)

Design by Hao Tran -