Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe nam giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe nam giới. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Phương pháp điều trị viêm tinh hoàn cực kỳ hiệu quả - Nguyên tắc khi điều trị bệnh là cần hiểu rõ nguyên nhân và loại bệnh mắc phải mới có thể đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới cũng vậy. Vậy phân loại và cách điều trị bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới như thế nào cho hiệu quả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.


Bệnh viêm tinh hoàn
1. Phân loại bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới
Viêm tinh hoàn được chia làm 2 loại chính là viêm tinh hoàn cấp tính và viêm tinh hoàn mạn tính.
- Viêm tinh hoàn cấp tính:
+ Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh tuyến tiền liệt.
+ Triệu chứng bệnh: sốt cao, ớn lạnh, tinh hoàn cứng, đau, vùng háng cũng có cảm giác đau, da bìu đỏ, phù nề, mào tinh to, đi tiểu ra máu…
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tinh hoàn cấp tính thường xuất hiện trong 1 hoặc 2 ngày và có khuynh hướng ngày một trầm trọng hơn.Tuy nhiên bệnh này có thể khỏi hẳn sau khi điều trị.
Bệnh viêm tinh hoàn gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh
Bệnh viêm tinh hoàn gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh
- Viêm tinh hoàn mãn tính:
+ Thường không thể xác định được nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn mãn tính, nhưng phần lớn là do khi bị viêm mào tinh hoàn cấp tính, người bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
+ Triệu chứng bệnh: tinh hoàn bị sưng dần lên, xơ cứng, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau nhẹ… Thường sau 1 - 2 năm bệnh mới biểu hiện rõ rệt.
Những triệu chứng của bệnh xuất hiện thường xuyên và các biện pháp điều trị chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh chứ không thể khỏi hẳn.
2. Phương pháp điều trị bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới
Bạn nên đến khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa khi mắc bệnh viêm tinh hoàn
Bạn nên đến khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa khi mắc bệnh viêm tinh hoàn
Việc điều trị bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới phải khẩn trương kịp thời. Cần cho người bệnh nằm nghỉ ngơi, kê gối dưới bìu cho êm, có băng treo cố định bìu để tránh di động mạnh. Bác sĩ cần cho xét nghiệm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để điều trị đúng hướng. Các thuốc thường dùng điều trị bệnh này là tetracyclin, doxycyclin, probenecid, kalecin, uống kéo dài trong 3 tuần. Có thể dùng kết hợp với các loại steroid để ngừa chít hẹp ống dẫn tinh và có thể phóng bế novacain 1% vùng thừng tinh để giảm đau.
Lưu ý: Khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh cần theo dõi tình trạnh bệnh trong 2-3 ngày nếu bệnh chuyển biến tốt thì có thể tiếp tục điều trị, còn không tốt cần đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời. Sau khi dùng song thuốc bạn nên đến tái khám tại bệnh viện để chắc chắn rằng bệnh đã được chữa trị khỏi hay chưa?
Để phòng ngừa căn bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới, mọi người cần phải tập cho mình những thói quen tình dục an toàn như sử dụng bao cao su khi quan hệ và chung thủy 1 vợ 1 chồng.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Bệnh rối loạn cương dương: Những kiến thức tổng quan về bệnh rối loạn cương dương - Rối loạn cương dương (Erectile dysfunction-E-D) là loại bệnh bao gồm tổng hợp các triệu chứng: liệt dương, bất lực, thiêu năng sinh dục nam giới,… Nam giới cần tìm hiểu tổng quan về căn bệnh này để có biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời tránh những hậu quả xấu cho tâm lý cũng như sức khỏe của bạn.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cương dương

Bệnh rối loạn cương dương khiên nam giới luôn cảm thấy lo lắng, mệt mỏi
Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cương dương gốm rất nhiều yếu tố nhưng tổng hợp lại có 4 nguyên nhân chính sau:
- Do ảnh hưởng của nội tiết tố
- Do thần kinh không ổn định
- Do cơ giới trên hệ thống mạch máu dương vật
- Do biến dạng hình thể giải phẫu dương vật
2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rối loại cương dương
- Nam giới không có ham muốn tình dục
- Có ham muốn tình dục nhưng dương vật không thể cương cứng được
Không có ham muốn hoặc có nhưng "bất lực" là biểu hiện thường thấy của bệnh
Không có ham muốn hoặc có nhưng "bất lực" là biểu hiện thường thấy của bệnh
- Không duy trì được sự cương cứng của dương vật trong quá trình giao hợp hoặc không đủ độ cứng để có thể đi vào âm đạo
- Dương vật cương cứng bất thường, không đúng lúc đúng chỗ
- Dương vật có cương cứng nhưng trong thời gian rất ngắn. Có thể đi vào âm đạo nhưng sau đó mềm dần và xỉu hẳn trong âm đạo
3. Cách điều trị bệnh rối loạn cương dương
Muốn điều trị có kết quả bệnh rối loạn cương dương ở nam giới phải tìm được chính xác nguyên nhân chủ yếu gây nên.Không thể có một bài thuốc nào điều trị được tất cả các rối loạn cương dương. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị bệnh rối loạn cương dương hiệu quả:
Điều trị bệnh rối loạn cương dương để không làm ảnh hưởng đến việc "sinh hoạt' vợ chồng
Điều trị bệnh rối loạn cương dương để không làm ảnh hưởng đến việc "sinh hoạt' vợ chồng
-         Sử dụng các liệu pháp tâm lý: dùng mọi cách để tạo được sự tin tưởng và xóa bỏ những mặc cảm bất lực của người bệnh.
-         Châm cứu cho dương vật
-         Sử dụng thảo dược để trị bệnh rối loạn cương dương: các loại cây như nhân sâm, ba kích, dâm dương hoắc của Việt Nam, muira puama của Brazin, bạch tật lê mọc ở Bulgaria, một số nước Asean hay nhân sâm đỏ ccủa Hàn Quốc đều có tác dụng làm cho dương vật cương cứng lên trong quá trình giao hợp.
-         Bổ dung các cơ quan của sinh vật cho đàn ông.
-         Sử dụng các phương pháp hỗ trợ cho sự lưu thông máu của dương vật như xoa kích, bôi thuốc, dùng môi của phụ nữ để kích thích đầu dương vật.
-         Dùng thuốc uông đặc trị bệnh.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Bệnh liệt dương: Những chú ý quan trọng trong việc điều trị bệnh liệt dương - Liệt dương hay còn gọi là bệnh bất lực. Đây là hiện tượng dương vật không thể cương cứng hoặc không giữ được lâu trong âm đạo làm giảm “hiệu quả” trong quá trình giao hợp. Bệnh này cần được khám và điều trị kịp thời. Khi điều trị bệnh liệt dương bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

1. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh trước khi chữa trị
Tùy từng nguyên nhân sẽ có các biểu hiện cũng như cách điều trị bệnh liệt dương khác nhau. Do vậy, bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác loại bệnh liệt dương để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Tránh tình trạng càng trị bệnh, bệnh càng nặng thêm hoặc mất nhiều thời gian, công sức nhưng không mang lại kết quả như mong muốn.

Trước khi điều trị bệnh liệt dương cần gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân
2. Quan niệm cương không đủ độ cứng là liệt dương là chưa chính xác
Độ cương cứng không đủ có liên quan đến rất nhiều yếu tố như: cường độ quan hệ tình dục, tần suất quan hệ tình dục, trạng thái tâm lý, mắc viêm tuyến tiền liệt, tăng sinh tuyến tiền liệt... chứ không nhất thiết là liệt dương. Nhiều trường hợp chỉ là không đủ độ cứng đã kết luận bị bệnh liệt dương ngay, tìm mọi cách để điều trị khiến cho nam giới mất đi khả năng tình dục bình thường.
3. Tự ý dùng các sản phẩm bổ thận tráng dương
Bệnh liệt dương gây mệt mói, lo âu và giảm ham muốn ở nam giới
Bệnh liệt dương gây mệt mói, lo âu và giảm ham muốn ở nam giới
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật đã có rất nhiều sản phẩm bổ thận tráng dương, một người khỏe hai người vui được giới thiệu, cung cấp trên thi trường. Vì vậy đã có rất nhiều quý ông tự điều trị bệnh liêt dương cho mình bằng cách lựa chọn sử dụng các sản phẩm có sẵn mà không chú ý đến thành phần, công dụng thực sự có trong các loại thuốc “đặc trị” này. Một số sản phẩm còn có chứa các thành phần hóa học như hoocmon... không nói là trị được bệnh mà còn khiến bệnh nặng thêm và ảnh hưởng đên sức khỏe của nam giới.
4. Hầu hết các phương pháp điều trị bệnh liệt dương chỉ chữa ngọn không chữa gốc
Hiện nay, trên nghiên cứu lâm sàng, rất nhiều phương pháp trị liệu chỉ đem lại hiệu quả tạm thời mà không thể chữa trị tận gốc, hồi phục chức năng tình dục. Có thê là do kỹ thuật trị liệu hoặc trị liệu không đúng cách gây nên. Vì vậy khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh liệt dương nên đến các cơ sở chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời, đúng cách nhất.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Ung thư phổi: Đâu là triệu chứng gây bệnh - Ung thư phổi hiện đang là một loại bệnh rất nguy hiểm nhưng số lượng người mắc phải căn bệnh nan y này lại ngày một gia tăng, đặc biệt trong bộ phận nam giới. Nguyên nhân chủ yếu là do đại bộ phận đàn ông đều hút thuốc, coi thuốc lá như một liều thuốc giảm căng thẳng, mệt mỏi. Cánh mày râu hãy cùng tìm hiểu triệu chứng mắc bệnh ung thư phổi để có biện pháp phòng và chữa bệnh kịp thời.


Hút thuốc lá, nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi
Ở nam giới triệu chứng mắc bệnh ung thư phổi bao gồm:
1. Ho: là dấu hiệu đầu tiên khi bạn có nguy cơ mắc phải bệnh ung thư phổi. Biểu hiện là ho khan nhẹ hay ho dữ dội, ho không có đờm hoặc không thể khạc ra đờm, những cơn ho nhiều dần về đêm.
2. Ho ra máu: trong giai đoạn đầu khi bạn mắc phải bệnh ung thư phổi sẽ xuất hiện tình trạng ho ra máu. Khi bạn sử dụng thuốc là với một lượng lớn và thường xuyên bạn sẽ có triệu chứng mắc bệnh ung thư phổi đó là ho ra đờm có lẫn máu hoặc ho nguyên ra máu. Trong giai đoạn này nếu bạn đu chụp X-quang sẽ thấy xuất hiện tình trạng viêm ở vùng phổi.
Đau ngực là một triệu trứng mắc phải của bệnh ung thư phổi
Đau ngực là một triệu trứng mắc phải của bệnh ung thư phổi
3. Đau ngực: 1/3 số bệnh nhân ung thư phổi sẽ xuất hiện triệu chứng đau ngực, đau âm ỉ và kéo dài. Đặc biệt đau sẽ nặng hơn khi hít thở hoặc ho, gây khó chịu lớn cho người bệnh.
4. Sốt nhẹ: cũng là một trong các triệu chứng mặc bệnh ung thư phổi. Sốt ở bệnh nhân ung thư phổi đại đa số là do ung thư tính nhiệt gây ra tắc nghẽn thoát dịch ở phổi và phế quản dẫn đến tình trạng viêm, điều trị kháng sinh kém hiệu quả, hơn nữa dễ mắc lặp đi lặp lại, nhiệt độ cơ thể bình thường là ở 38oC trở xuống.
5. Ngoài ra, người mắc bệnh ung thư phổi còn có các biểu hiện như khàn giọng, mặt bị phù, cổ bị hạch to, gầy sút cân, có thay đổi trong hình dạng của  ngón tay và móng tay, dễ bị chảy máu
Hiện nay, ung thư phổi là một loại u ác tính, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Đặc biệt đối với người cao tuổi khi bị mặc bệnh này rất dễ ảnh hưởng sang xương khớp, gây ung thư xương,... Do vậy, cách tốt nhất là bạn nên hạn chế hút thuốc lá ngay từ bây giờ, khi còn có thể cứu vãn tránh đến khi đã xuất hiện một trong các triệu chứng mắc bệnh ung thư phổi kể trên thì rất khó điều trị.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Sức khỏe nam giới: Tim hiểu hội chứng miễn dịch nam giới - Các quý ông tuổi 50 thường được biết đến là những người thành đạt với gia đình hạnh phúc, sự nghiệp ổn định. Nhưng họ cũng có nhiều vấn đề khó nói đặc biệt trong chuyện chăn gối vợ chồng. Vì ở cái tuổi này nam giới dễ mắc phải hội chứng miễn dục và sức khỏe nam giới tuổi 50 cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Vitamin quan trọng như thế nào với sức khỏe nam giới?Ngày càng nhiều các cặp vợ chồng mắc bệnh vô sinh. Một trong những nguyên nhân là do sức khỏe sinh sản nam giới không tốt.

Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới
Vô sinh nam do số lượng tinh trùng thấp
Một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh nam là số lượng tinh trùng thấp. Theo các chuyên gia nên có ít nhất 20 triệu tế bào tinh trùng trên mỗi ml hoặc 40 triệu tế bào tinh trùng cho mỗi mẫu xuất tinh toàn bộ để xem xét khả năng sinh sản của một người đàn ông, và ít hơn số lượng này sẽ được xem là số lượng tinh trùng thấp.
Nồng độ testosterone thấp
Một yếu tố khác trong các nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở đàn ông là nồng độ testosterone thấp hoặc thiếu hụt testosterone. Đây là một rối loạn tinh hoàn được gây ra bởi tuyến yên hoặc vùng dưới đồi khi rối loạn hóoc-môn xảy ra.

Cẩn trọng với tác hại của thuốc lá với sức khỏe nam giới - Thuốc lá không những khiến nam giới tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm như viêm phổi, tim mạch, đột quỵ mà còn làm giảm khả năng sinh sản.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn
- Bệnh xảy ra vì khói thuốc lá kích thích đường thở, làm đường thở bị viêm nhiễm và tăng phản ứng. Khi bị viêm, đường thở tiết nhiều đàm, các lông run dùng để chuyển chất bẩn ra khỏi phổi bị tê liệt, bị phá hủy, vì vậy người hút thuốc lá dễ bị cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi hơn người không hút.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Những thực phẩm dưới đây giúp phái mạnh tăng cường thể lực và đẩy lùi bệnh tật.

Hàu
Dân gian lâu nay tôn vinh hàu là “thực phẩm tình yêu” và y học có lẽ cũng đồng tình với cách gọi này. 2 hoặc 3 con hàu cung cấp đủ nhu cầu kẽm hằng ngày của cơ thể. Kẽm đóng vai trò chính trong việc duy trì chức năng của hệ sinh sản nam giới. Tình trạng nam giới suy giảm “tinh binh” trong 50 năm qua được cho là do yếu tố môi trường. Tuy nhiên, không ít nghiên cứu chỉ ra rằng, thiếu dưỡng chất là 1 trong nguyên nhân làm giảm hàm lượng nội tiết tố sinh dục nam (testosterone).

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Testosterone được bài tiết chủ yếu ở tinh hoàn, chỉ có một lượng nhỏ từ những steroid do vỏ ngoài của tuyến thượng thận tạo nên. Ở phụ nữ cũng có một lượng nhỏ testosterone được bài tiết ra từ buồng trứng (và cả tuyến thượng thận) nhưng rất ít so với nam giới. Testosterone có vai trò quan trọng như vậy, nên khi bị thiếu hụt sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe...

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Nam giới ở độ tuổi trung niên hầu như đều phải trải qua một giai đoạn mà họ cho rằng rất khủng khiếp, đó là giai đoạn mãn dục. Giai đoạn này có những triệu chứng giống như những triệu chứng của phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh. Những triệu chứng này ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần khiến cho phái mày râu rất mặc cảm và lo lắng.

Mãn dục ở nam giới là gì?
Mãn dục nam hay tắt dục nam là những thuật ngữ để chỉ những hậu quả của sự suy giảm nồng độ testosteron trong máu, dẫn tới suy giảm khả năng hoạt động tình dục, rối loạn cương dương, suy giảm sinh tinh và dưỡng tinh kèm theo đó là những suy giảm về sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần.
Vì nam giới không có thời kỳ mãn kinh như ở phụ nữ nên các chuyên gia cho rằng, những triệu chứng này là sự giảm sút kích thích tố sinh dục nam  (testosteron) khi tuổi càng cao. Một số người còn chịu ảnh hưởng của triệu chứng này dưới dạng bệnh như tiểu đường. Sự giảm sút cholesterol khi tuổi cao còn thể hiện qua một số triệu chứng như mệt mỏi, cơ thể yếu, sầu não và sự hứng thú về “chuyện ấy” giảm dần.
Khác với giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ, nam giới không giới hạn giai đoạn này hay độ tuổi chính xác, sự sản xuất các hormon này cũng không ngưng đột xuất và hoàn toàn. Hormon nam testosteron giảm chậm, kéo dài, vì vậy triệu chứng của nó cũng không rõ ràng và mạnh như ở phụ nữ. Một người đàn ông khỏe mạnh vẫn có khả năng sản xuất tinh trùng tốt ở độ tuổi 80 hay cao hơn. Trung bình nam giới cũng “mãn kinh” ở độ tuổi 45-50, nhưng một số người có thể kéo dài đến 70, thậm chí là hơn thế.
 Tư vấn sức khỏe cho bệnh nhân tại Phòng khám nam khoa (Hà Nội).    Ảnh: Q. Hạnh
Nguyên nhân
Không giống như mãn kinh ở nữ giới, giai đoạn quá độ chuyển sang tắt dục của nam diễn ra chậm hơn, có thể kéo dài trong nhiều thập niên. Cách sống, những stress tâm lý, uống nhiều rượu, bị chấn thương hay bị mổ, dùng các loại thuốc, béo phì, nhiễm khuẩn… đều là những yếu tố góp phần vào sự bộc lộ hiện tượng tắt dục.
Tắt dục nam ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi lối sống, phong tục tập quán của chính con người. Tại các nước phương Đông, do thói quen “khép kín” đời sống tình dục, lại kiêng kỵ khi gặp sự cố và ít nhiều nam giới hay mặc cảm nên bỏ qua sự thăm khám sức khỏe khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Có nhiều bác sĩ thừa nhận rằng đàn ông ở độ tuổi trung niên sẽ phải trải qua những thay đổi, nhưng họ lại cho rằng những thay đổi này là do tâm lý chứ không phải do các hormon gây ra. Những thay đổi này xuất hiện khi người đàn ông cảm thấy họ không còn trẻ nữa, các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện, tóc thưa dần và ngày càng mập lên.
Bên cạnh đó, những bất hòa trong cuộc sống vợ chồng, rắc rối trong công việc, vấn đề tài chính, bệnh thiếu máu, rối loạn tuyến giáp, suy nhược cơ thể và nghiện rượu cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Triệu chứng không điển hình
Mãn kinh nam thường không chẩn đoán được vì các triệu chứng có thể mơ hồ và biến đổi rất khác nhau trong số các cá nhân. Hơn nữa, quá trình tương tự ở nữ về sự thay đổi này có một sự tấn công đột ngột và phân biệt, sự sản xuất hormone nam bắt đầu suy giảm vào giai đoạn đầu 30 và tiến triển tiếp cho tới cuối đời.
Trong khi các triệu chứng từ từ của mãn kinh nam thường bị bỏ qua bởi cả bệnh nhân và bác sĩ đối với những gì xảy ra khi chúng ta có tuổi, một số thì bắt đầu xem chúng là dấu hiệu của các tình trạng bệnh lão hóa sớm chỉ đơn thuần là triệu chứng khác. Việc chẩn đoán bệnh giảm chức năng tuyến sinh dục (cũng được phát hiện ở những bé trai) thường được xem là một con đường để xác định tình trạng bệnh rõ ràng.
Một khi bệnh được khám phá, đó là một tiến trình rõ ràng của việc thoát khỏi tình trạng giảm testosteron bởi tiêm, bôi hormon gel tại chỗ, miếng dán da.
Cách chữa trị
Muốn điều trị chứng mãn kinh ở nam giới thì cần phải xác định rõ nguyên nhân. Nếu là do giảm nội tiết tố nam (androgen) thì người ta có thể dùng hormon testosteron để thay thế. Loại hormon thay thế này xuất hiện dưới dạng miếng dán trên da, thuốc viên hay thuốc tiêm. Nhiều bệnh nhân sau khi được chữa trị bằng phương pháp này cho biết tình trạng của họ đỡ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy những thay đổi tích cực này là do tác dụng của thuốc hay là do tâm lý. Liệu pháp chữa trị bằng việc bổ sung hormon không được áp dụng bừa bãi vì nó có liên quan đến sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra những phương pháp chữa trị khác cũng cần phải có sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa.

Tiểu buốt, đau thắt lưng không phải là triệu chứng suy thận. Ngược lại, bệnh thường không có triệu chứng gì. Vì thế, mọi người nên khám định kỳ và kiểm soát yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi đường niệu…, bác sĩ Lye Wai Choong (Singapore), trao đổi trong buổi tư vấn trực tuyến chiều nay.

- Tôi muốn hỏi dấu hiệu của bệnh suy thận là gì? Cách phòng ngừa? Tôi hay đi tiểu tiện vào ban đêm (mùa đông cũng như mùa hè). Những năm trước thì chỉ có mùa đông, nhưng sang năm nay thì cả mùa hè cũng phải tiểu đêm. Tôi có bị suy thận không? (Cường, 36 tuổi, Canada)
- Chào bạn. Hầu hết bệnh nhân suy thận thường không có triệu chứng. Tiểu nhiều vào ban đêm có thể là một dấu hiệu của suy thận. Tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa thận để được tư vấn thêm về tình trạng của mình.
- Bố tôi 70 tuổi đang điều trị ung thư bàng quang bằng phương pháp xạ trị. Cùng thời gian này bác sỹ kiểm tra và phát hiện ông bị suy thận độ 2. Tôi muốn hỏi suy thận chia làm mấy giai đoạn và ở mức suy thận độ 2 thì phương pháp điều trị gì là tốt nhất. (Thủy, 37 tuổi, Đà Nẵng)

- Có 5 giai đoạn suy thận, giai đoạn 2 chỉ là giai đoạn nhẹ. Bạn nên kiểm soát tốt huyết áp và tránh những thuốc gây tổn thương cho thận chẳng hạn như: những thuốc giảm đau mạnh.
- Ông xã tôi bị suy thận mãn tính và đã ghép thận từ năm 2002. Đến nay phải chạy thận nhân tạo lại được 2 tháng. Xin cho biết giờ ông xã tôi muốn ghép thận lần hai thì kết quả có khả quan không? Trong trường hợp bị nhiễm viêm gan C thì liệu có ghép thận được không? Hiện nay gia đình không có ai hiến thận, vậy VN có ngân hàng thận chưa? (Hồ Châu, 55 tuổi, Vĩnh Phúc)
- Chồng của chị có thể ghép thận lần 2 nếu bệnh viêm gan siêu vi C của anh đã được khống chế và có thể tìm được người hiến thận thích hợp. Tôi không nắm rõ tình hình ngân hàng hiến thận của Việt Nam.
- Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào tới bệnh thận. Các em bé nếu ăn mặn lâu dài thì nguy cơ bị bệnh thận có cao không? (Việt Hà, 32 tuổi, TP HCM)
- Chế độ ăn ảnh hưởng rất ít đến bệnh thận. Ăn mặn không phải là nguyên nhân gây suy thận.
- Thưa bác sĩ ghép thận thì quả thận mới hoạt động được bao nhiêu lâu phải thay lại? Một ca ghép thận chi phí mất bao nhiêu tiền ạ. Bác có thể tư vấn cho cháu phác đồ điều trị viêm cầu thận mạn được không. Cháu đã điều trị được 3 năm bệnh không tái phát, nhưng một năm trở lại đây bệnh rất hay tái phát mặc dù cháu đã kiêng rất kỹ. (Lê Bác Sơn, 32 tuổi, TP HCM)
- 50% trường hợp quả thận ghép sẽ hoạt động được 15 năm. Chi phí cho một ca ghép thận tại Singapore trung bình từ 65.000-75.000 đôla Singapore. Về bệnh viêm vi cầu thận mạn của bạn, tùy thuộc vào từng loại mô học sẽ có phương pháp điều trị tương ứng.
- Bà xã tôi bị suy thận mãn giai đoạn cuối (bị 2,5 năm), điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ nói một là chạy thận hoặc ghép thận. Các triệu chứng bình thường, chỉ hơi ốm và thiếu máu, ăn uống bình thường, đi tiểu được, không buồn nôn, ói mửa, ăn ngủ được… Với biểu hiện thế, bác sĩ khuyên có nên thay thận hay chạy thận nhân tạo hay có phương án nào khác (Mạc Thị Lệ, 36 tuổi, TP Plâycu, Gia Lai).
- Có cần thiết phải ghép thận hay không tùy thuộc vào chức năng thận, ví dụ như mức độ Creatinin trong máu. Với những dữ kiện bạn đưa ra, chúng tôi không thể tư vấn vợ của bạn có cần ghép thận hay không.
- Con tôi năm nay 20 tuổi, đang chạy thận được 3 năm, đã có người hiến thận cùng nhóm máu O, xin hỏi thủ tục sang ghép tại bệnh viện Singapore gồm giấy tờ gì? Nếu xét nghiệm giữa người cho và người nhận hợp nhau tôi cần chuẩn bị số tiền khoảng bao nhiêu? (Vũ Kim Loan, 55 tuổi, Cần Thơ)
- Nếu người cho thận có sức khỏe tốt và các xét nghiệm bình thường, bạn nên liên hệ văn phòng đại diện của tập đoàn Parkway tại TP HCM để biết thêm chi tiết về các thủ tục. Đầu tiên người cho và người nhận cần phải làm một số xét nghiệm chi tiết tại Singapore. Sau đó, cả hai sẽ phải trải qua cuộc phỏng vấn của Ủy ban đạo đức của nước này để được chấp thuận cho cuộc ghép thận.
- Tôi là nhân viên văn phòng, hay bị đau ở vùng thắt lưng, liệu đó có phải là triệu chứng của bệnh thận không ạ? (Bùi Thị Hương, 31 tuổi, Hà Nội)
- Chào bạn, đau ở thắt lưng không phải là triệu chứng của bệnh thận mà thường là đau cơ. Tuy nhiên bạn cần phải kiểm tra để loại trừ bệnh sỏi niệu quản, sỏi thận.
- Mẹ tôi năm nay đã 54 tuổi và phải chạy thận nhân tạo đã hơn 3 năm nay. Cuối năm 2005 đến 2007 thì chạy thận 2 lần/tuần. Cuối năm 2007 đã tăng lên 3 lần/tuần. Tại sao số lần chạy thận lại tăng lên? Liệu sau này có tăng số lần chạy? Những ảnh hưởng lên sức khỏe khi chạy thận nhân tạo là gì? Trên thế giới, người chạy thận lâu nhất là bao nhiêu năm? Tôi và mẹ tôi cùng nhóm máu O thì tôi có thể cho mẹ tôi thận được không? Xin chân thành cám ơn! (Phạm Thái, 33 tuổi, Hưng Yên)
- Số lần chạy thận trong tuần của mẹ bạn tăng lên vì chức năng thận giảm. Thông thường, số lần chạy thận tối đa là 3 lần một tuần. Dĩ nhiên, nếu cùng nhóm máu, bạn có thể hiến thận cho mẹ của bạn.
Một số tác dụng phụ của chạy thận nhân tạo như: chóng mặt, nôn, buồn nôn, nhức đầu… Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng về những tác dụng phụ này khi bệnh nhân cần phải chạy thận nhân tạo để chữa trị bệnh. Trên thế giới, người chạy thận lâu nhất được ghi nhận là 25 năm.
- Anh tôi 38 tuổi và phát hiện bị thận cấp 4 từ năm 2007. Từ đó đến nay cứ tuần 3 lần anh đi chạy thận. Sức khỏe anh giảm đi rõ rệt. Anh tôi có cơ hội nào để cải thiện sức khỏe hay không? Việc chạy thận có phải ăn uống kiêng khem thế nào không? (Nguyễn Anh, 35 tuổi, TP HCM)
- Suy thận gồm có 5 giai đoạn. Giai đoạn 1 tổn thương thận ít, chức năng thận bình thường. Giai đoạn 2 chức năng thận vẫn duy trì hoạt động từ 70-90%. Giai đoạn 3 chức năng thận vẫn còn 30-70%. Giai đoạn 4 chức năng thận chỉ còn dưới 30%. Giai đoạn 5 là suy thận giai đoạn cuối. Anh của bạn bị suy thận cấp 4 nên cần phải ghép thận. Trong khi đang chạy thận, anh bạn cần ăn nhiều đạm, uống ít nước, Hemoglobin trong máu ít nhất là 10mg%.
Tiến sĩ cho tôi biết tại sao chạy thận định kì (3 lần/tuần) lại bị đau nhức xương khớp, mất ngủ, nám da mặt và ngứa. Tiến sĩ cho biết lý do và cách phòng ngừa. Các biến chứng có thể xảy ra khi chạy thận nhân tạo và cách phòng ngừa. Việc ghép thận không cùng nhóm máu khi nào có thể tiến hành tại VN và giá cả có hạ so với giá một tờ báo đã đăng là từ 1.5-2 tỷ VND (Bùi Chí Thanh, 42 tuổi, 63/18 Nguyễn Hữu Cầu)
- Triệu chứng đau nhức xương, ngứa có thể là do nồng độ phosphate và hoóc môn tuyến cận giáp trong máu tăng. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để tiến hành điều trị nếu có tăng phosphate và hoóc môn tuyến cận giáp trong máu.
- Tôi có người bạn bị suy thận mãn và chạy thận nhân tạo được hơn 7 năm rồi. Gia đình đang muốn ghép thận cho bạn nhưng không biết thời gian trung bình sống thêm hiện nay của các bệnh nhân ghép thận là bao nhiêu năm? Nếu không có ai trong gia đình tự nguyện hiến tạng thì có cách nào để bạn tôi được ghép thận hay không? Người Việt Nam có thể ghép thận được ở Singapore hay không? Chi phí? Xin chân thành cám ơn bác sĩ. (Nguyen Hùng, 35 tuổi, Bình Định)
- Bạn hãy yên tâm vì người được ghép thận vẫn sống như người bình thường. Bạn nên tìm người hiến thận là người trong gia đình hay họ hàng. Rất nhiều bệnh nhân Việt Nam đã được ghép thận tại Singapore. Bạn có thể tham khảo thông tin và chi phí cho một ca ghép thận ở câu trên.
- Tôi mới ghép thận được 2 tháng, hiện nay vợ của tôi đang mang thai được 5 tuần. Xin hỏi bác sĩ liệu tôi có nên giữ bào thai được không? Nghe nói mới ghép thì không nên có con? Tại sao? (Lê Thanh Quang, 33 tuổi, Số 44, đường 22, Q.6, TP HCM)
- Bạn nên giữ bào thai, vì ghép thận và thuốc chống thải ghép không ảnh hưởng gì đến thai nhi.
- Vì ban ngày bận đi làm tôi không thể cho con uống nước cam nên tôi chỉ có thể cho con uống vào buổi chiều hoặc buổi tối nhưng tôi nghe nói uống nước cam vào buổi tối đặc biệt là trẻ em sẽ dễ bị bệnh thận, như vậy có đúng không thưa bác sĩ? (Thúy Hà, 31 tuổi, Lào Cai)
- Không có chứng cứ khoa học nào chứng minh việc uống nước cam vào buổi tối sẽ dẫn đến bệnh thận.
- Xin chào bác sĩ, tôi có người nhà bị suy thận đã 3,5 năm. Vừa rồi thử máu kiểm tra thì chỉ số creatinin lên tới 630, tình trạng sức khỏe bình thường. Xin bác sĩ cho biết chỉ số creatinin như vậy đã phải lọc máu hoặc thay thận chưa. Trường hợp phải lọc máu và thay thận thì phương án nào tốt hơn. Người nhà tôi còn trẻ, đang đi làm. Xin cảm ơn bác sĩ (Van Ha, 26 tuổi, Ha Noi)
- Vì bạn không cho biết tuổi của người bệnh nên chúng tôi không thể cho lời khuyên cụ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng sức khỏe của người bệnh bình thường, với chỉ số creatinin như thế, nên tiếp tục uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Cho tôi hỏi là nếu tối hiến thận cho người khác thì sức khỏe của tôi có bình thường như trước hay không? Cám ơn BS (Huỳnh Trí, 40 tuổi, HCM)
- Nếu sức khỏe của bạn bình thường thì việc hiến thận không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người hiến.
- Tôi bị sạn cả 2 thận (đường kính 20), thận trái không bị ứ nước, thận phải ứ nước độ 1, thỉnh thoảng bị đau tức phần lưng bên phải. Xin hỏi tôi có cần phải lấy hết sỏi thận ra hay cứ “sống chung” với chúng? Tôi có nên tán sỏi không? (Duc Nguyen, 47 tuổi, Bắc Giang)
- Do có triệu chứng đau lưng bên phải nên bạn cần đi kiểm tra xem sạn thận bên phải có gây tắc nghẽn hay không. Nếu có, bạn cần phẫu thuật để lấy sạn thận bên phải. Bạn có thể phẫu thuật hoặc tán sỏi, tùy trường hợp.
- Chúng tôi nghe nói rằng: Nếu bị viêm họng mà không điều trị đến nơi đến chốn thì lâu ngày sẽ dẫn đến suy thận. Điều này có đúng không? (Le Minh Hien, 34 tuổi, Quảng Nam)
- Đôi khi việc bị viêm họng lâu ngày mà không điều trị đến nơi đến chốn thì cũng có khả năng bị suy thận, chủ yếu là ở trẻ em.
- Tôi là Toàn ở Hải Phòng. Năm nay 29 tuổi, Tôi bị suy thận, đã chạy thận chu kỳ được 4 năm. Năm ngoái tôi có định ghép thận, nhưng khi xét nghiệm phát hiện virus viêm gan C (mật độ virus là 80000, Tuyp I), hiện tại chức năng gan vẫn tốt. Tôi muốn hỏi là có nhất thiết phải điều trị cho mật độ virus xuống trước hay không? Hay sau khi ghép điều trị cũng được (vì chi phí điều trị viêm gan rất lớn). Xin cảm ơn.
- Viêm gan siêu vi C type I rất khó điều trị và nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cần phải điều trị viêm gan siêu vi C trước khi ghép thận.
- Xin chào bác si. Mẹ tôi năm nay 52 tuổi, đã ghép thận 2 lần ở Trung Quốc, lần thứ 2 ghép cách đây 4 năm. Xin hỏi là một người có thể được ghép tối đa mấy quả thận, và làm thế nào để gìn giữ quả thận được ghép một cách tốt nhất. (Đào Minh Tuấn, 32 tuổi, 12 pham ngoc thach, Quận 3, TPHCM)
- Bệnh nhân có thể ghép thận lần 3, tuy nhiên, cuộc phẫu thuật sẽ vô cùng khó khăn. Lời khuyên của tôi là nên giữ quả thận ghép lần 2 hoạt động càng lâu càng tốt bằng những loại thuốc mới đúng liều lượng. Bạn có thể liên hệ ngay bây giờ vào đường dây nóng của tòa soạn: 08 7300 8899 (ext: 8500) để được tư vấn thêm.
- Xin chào bác sĩ. Tôi 27 tuổi, bác sĩ chẩn đoán bị suy thận giai đoạn 2, huyết áp cao. Tôi rất lo lắng, xin bác sĩ cho biết phải điều trị như thế nào? Có khả năng chữa dứt được không? Và ảnh hưởng đến sức khỏe sau này như thế nào? Xin cảm ơn. (Nguyễn Quốc Duy, 27 tuổi, Quận Tân Bình TPHCM)
- Bạn phải tìm hiểu nguyên nhân gây nên việc suy thận, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh thì bác sỹ mới có thể tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn được. Đồng thời bạn phải cố gắng kiểm soát đừng để huyết áp cao.
- Thưa bác sĩ, vợ tôi bị suy thận độ 4, hiện đang dùng phương pháp lọc màng bụng bằng dung dịch thẩm phân phúc mạc DIANEAL của Singapore. Xin được hỏi bác sĩ là dùng phương pháp này nếu như tuân thủ nghiêm ngặt về vệ sinh thì thời gian tối đa được bao lâu, vợ chồng tôi mới có một cháu gái 7 tuổi, nếu như sức khỏe ổn định thì vợ tôi có thể sinh em bé được không? Xin cảm ơn bác sĩ. (Bùi Minh Hải, 36 tuổi, Lạng Sơn)
- Phương pháp thẩm phân phúc mạc có thể thực hiện cho vợ bạn là 10-15 năm. Vợ bạn không nên có thai vì đã bị suy thận độ 4 và đang thẩm phân phúc mạc.
- Tôi rất hay bị phù, đặc biệt khi ăn hơi mặn hoặc uống nhiều nước trước khi ngủ. Sáng thức dậy thì mặt, tay và cả mình đều có cảm giác bị sưng, sau một ngày ngồi làm việc thì 2 chân sưng nhiều. Tôi đi tiểu bình thường, không gắt. Thưa bác sĩ, triệu chứng như vậy có phải do thận bị suy? Tôi có đi xét nghiệm nước tiểu thì không thấy nói thận suy, tuy nhiên trong nước tiểu thường xuyên có lẫn một ít hồng cầu, chưa rõ nguyên nhân. (Hoàng Trang, 44 tuổi, TP HCM)
- Trường hợp của bạn có thể là triệu chứng của suy thận. Tốt nhất bạn nên làm thêm xét nghiệm máu để đo nồng độ Creatinin trong máu để biết chính xác thận có bị suy hay không.
- Tôi bị viêm đường tiết niệu và rất hay tái phát vậy có nguy cơ dẫn đến suy thận không ạ? (Mai Nga, 33 tuổi, Lâm Đồng)
- Viêm đường tiết niệu là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Đó không phải là nguyên nhân gây suy thận.
- Mẹ tôi năm nay 62 tuổi đã chạy thận được 2 năm, vậy có thể còn ghép thận được không vì tôi nghe nói là muốn ghép thận thì không được chạy thận, và ghép thận thì ở bệnh viện nào, với chi phí cho toàn bộ ca ghép thận sẽ là bao nhiêu. (Tran Vinh, 38 tuổi, Nha Trang)
- Chạy thận không ảnh hưởng đến ghép thận. Trường hợp của mẹ bạn có thể được ghép thận nếu không kèm theo những bệnh lý khác như: bệnh tim mạch, nhiễm trùng…
- Xin cho tôi hỏi, tôi bị sỏi thận 6mm trong thận bên phải, tôi đã uống kim tiền thảo nhiều lần nhưng chưa thấy dấu hiệu hết sỏi, tôi có nên đi mổ hay điều trị hay không, liệu tôi có bị suy thận hay không? (Trần Thanh Long, 40 tuổi, Cà Mau)
- Đối với trường hợp của bạn viên sỏi thận chỉ 6 mm thì không cần phải mổ hay điều trị gì cả. Bạn chỉ cần uống nhiều nước là được.
- Cho tôi hỏi bệnh thận đa nang có nguy hiểm đến tính mạng không và có thể chữa khỏi hẳn không? (Hà Thu Hương, 28 tuổi, SN23, ngõ 67B lý nam đế, Hà Nội)
- Bệnh thận đa nang có thể dẫn đến suy thận về sau. Người bệnh cần theo dõi chức năng thận thường xuyên, kiểm soát tốt huyết áp.
- Con gái tôi được chuẩn đoán là có một thận bẩm sinh. Cháu có phải kiêng khem hoặc đề phòng gì không? (Thùy Dung, 38 tuổi, Hà Nội)
- Đối với trường hợp con của bạn thì không cần phải kiêng khem gì, bạn nên đưa cháu đi kiểm tra chức năng thận mỗi năm một lần.
- Xin bác sĩ cho biết các nguyên nhân gây bệnh thận và cách phòng chống (Nguyễn Xuân Sơn, 49 tuổi, ngõ 106 Hoàng Quôc Việt, Hà Nôi).
- Có rất nhiều nguyên nhân gây suy thận như: nhiễm trùng, sỏi đường niệu, cao huyết áp, tiểu đường, viêm vi cầu thận… Cách phòng chống tốt nhất là bạn nên khám sức khỏe thường xuyên, ít nhất mỗi năm một lần để kịp thời phát hiện bệnh.
Tôi là nữ, 40 tuổi. Tôi hay bị tiểu buốt. Mỗi lần tiểu buốt, tôi có xét nghiệm nước tiểu, siêu âm bụng. Kết quả siêu âm luôn tốt. Còn nước tiểu thì có ++. Bác sĩ thường cho tôi uống kháng sinh trong 1 tuần thì hết bệnh. Việc tiểu buốt lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm như thế có ảnh hưởng gì đến thận không? Cám ơn bác sĩ. Tony Ngo (Tonyngo, 40 tuổi, Canada)
- Triệu chứng của bạn có thể là nhiễm trùng tiểu, bệnh này thường gặp ở phụ nữ. Bệnh này không gây suy thận.
- Chức năng sinh lý của người phụ nữ chạy thận nhân tạo có bị ảnh hưởng nhiều không (hành kinh hàng tháng còn hay mất, khả năng sinh sản và quan hệ vợ chồng có phải là điều kiêng kị không).Tôi mới chạy thận nhân tạo được 4 tháng mà vợ chồng tôi mới lấy nhau, chưa có con, tôi rất muốn sinh được con (Hoàng Ngân, 33 tuổi, Hà Nội)
- Chạy thận nhân tạo không ảnh hưởng chức năng sinh lý phụ nữ nhưng rất khó để mang thai và cũng không an toàn khi mang thai.
- Sau ghép, tại sao chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc hoàn toàn theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Vậy tại sao có người có kết quả tốt, có người lại có kết quả rất xấu (Hoang Hong Hanh, 20 tuổi, Hải Phòng)
- Sau khi ghép thận, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu uống không đủ liều sẽ dễ dẫn đến thải ghép. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều thuốc chống thải ghép, người bệnh rất dễ nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm…). Bệnh nhân cần được theo dõi ở những trung tâm thận có uy tín để giảm thiểu những biến chứng có thể xảy ra sau khi ghép.
- Tôi 28 tuổi, nam giới. Sau lần đau đầu tôi được chẩn đoán suy thận mạn, độ 3A. Creatin 400-470, ure 11 – 20. Tôi đang dùng thuốc theo chỉ định, lượng nước tiểu trong một ngày từ 1,7-2l. Từ khi phát bệnh các chỉ số không thay đổi, nhưng phải ăn kiêng nên bị giảm cân. Bệnh tôi có chữa được không? Có cách gì tăng cân trở lại? Có đươc ăn nhiều và uống bia? Thời điểm nào ghép thận là hợp lý? Người cho thận là mẹ tôi (58 tuổi), có được không? (Khánh Nguyễn, 28 tuổi, HN)
- Bạn nên ăn nhiều hơn để tăng cân tuy nhiên không nên uống bia. Bệnh suy thận mạn có thể khống chế nhưng không thể chữa khỏi. Bạn cần cân nhắc khả năng ghép thận khi nồng độ Creatinin trong máu lớn hơn 800 mg%. Nếu sức khỏe bình thường, mẹ bạn có thể hiến thận cho bạn.
- Xin chào bác sĩ. Ghép thận khác nhóm máu tỷ lệ thành công được bao nhiêu và trái thận đó có tồn tại suốt đời không. Khi muốn đi Sigapore ghép thận thì các thủ tục phải làm sao thưa bác si. (Thuy hang,25 tuoi, Trà Vinh)
- Bên cạnh việc ghép thận cùng nhóm máu, những trường hợp khác nhóm máu vẫn có thể ghép thận thành công. Các kháng thể chống lại thận của người hiến sẽ được lọc khỏi cơ thể của bệnh nhân. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được sử dụng một loại thuốc đặc biệt để ngăn ngừa cơ thể sản sinh thêm nhiều kháng thể. Sau đó, có thể tiến hành cuộc ghép thận khác nhóm máu.
Nếu có bệnh thận, bạn nên thăm khám bác sĩ thường xuyên, kiểm tra chức năng thận, kiểm soát tốt huyết áp, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mặc dù có rất nhiều câu hỏi, nhưng vì thời gian có hạn nên không thể giải đáp tất cả những thắc mắc của độc giả, xin hẹn gặp lại trong dịp khác.

Suốt hai năm, ông Toán, 60 tuổi (Thanh Xuân, Hà Nội) khổ sở vì liên tục đi tiểu buốt, tiểu dắt. Nghĩ là bệnh tuổi già, ông cố chịu và chỉ đến phòng khám khi vài tháng liền, đêm nào cũng thức trắng vì phải vào toilet liên tục.


Nghe bác sĩ kết luận mình bị u phì đại tuyến tiền liệt, vì không chữa kịp thời nên đã khá nặng, ông Toán mới giật mình.
Giáo sư Trần Quán Quán Anh, giám đốc Phòng khám đa khoa tiết niệu và nam khoa Tâm Anh (Lý Nam Đế, Hà Nội) cho biết, phòng khám đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân như trường hợp ông Toán.
Giáo sư cho biết, đây là bệnh hay gặp thứ 2 sau sỏi tiết niệu trong các bệnh về tiết niệu và thận học hiện nay. Bệnh chỉ có ở nam giới và chủ yếu ở người cao tuổi. Ở Việt Nam, người trẻ nhất là 47 tuổi, già nhất là trên 90 tuổi mắc bệnh này. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng nhiều, phổ biến nhất khoảng 60 tuổi trở lên.
Trung bình, ở tuổi 60, có khoảng 60 % nam giới mắc bệnh u phì đại tuyến tiền liệt, ở độ tuổi 70 tỉ lệ là gần 80% và trên 90 tuổi thì cứ 10 người có tới 9 người mắc.
Giáo sư Quán Anh cho biết, tuyến tiền liệt là bộ phận ôm quanh phía ngoài cổ bàng quang, có nhiệm vụ sản xuất ra tinh dịch để tinh trùng sống được. Người bị bệnh là khi tuyến tiền liệt to ra, chít lấy cổ bọc bàng quang.
Khi bị u này, bệnh nhân thường có các biểu hiện như đái khó, không thành tia, đi tiểu không hết dẫn đến bí tiểu. Một số người khác lại bị đái buốt, đái rắt, nhất là vào ban đêm.
Giáo sư Quán Anh cho biết, việc chẩn đoán bệnh này không khó, bác sĩ chỉ cần thăm khám phần trực tràng, siêu âm là có thể kết luận bệnh.
Những người dễ mắc bệnh thường là các quý ông có nội tiết tố nam mạnh với đời sống tình dục mạnh mẽ, có nhiều con. Nhóm thứ hai là do tuổi già, các tổ chức đã bị xơ hóa. Những người từng bị viêm nhiễm nhiều lần tuyến tiền liệt, thường do quan hệ tình dục bừa bãi là nhóm thứ ba dễ mắc bệnh này.
Theo giáo sư Quán Anh, ở Việt Nam, đa số người bị u phì đại tuyến tiền liệt đi chữa khi bệnh đã nặng, lúc họ không thể tiếp tục chịu đựng những phiền toái do bệnh gây ra (cảm giác bứt rứt, khó chịu, đi tiểu liên tục…). Thường là do họ không biết bệnh, hay cho rằng đến tuổi già thì bị rối loạn tiểu tiện và cố gắng chấp nhận tình trạng này.
Giáo sư khẳng định, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Trước đây, trong thế kỷ 20, tiêu chuẩn vàng về điều trị bệnh là mổ cắt u bằng phương pháp nội soi. Tuy nhiên, hiện nay, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên đi khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh và có thể điều trị bằng thuốc.
Nếu không chữa kịp thời, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng như tắc đái hoàn toàn (phải mổ cấp cứu) hay nước tiểu tồn dư dẫn đến sỏi đường tiết niệu. Việc ứ trệ nước tiểu nhiều còn gây viêm thận ngược dòng dẫn đến suy thận.

Chỉ mệt mỏi, biếng ăn kéo dài và sụt cân, đến khi đau dữ dội ở hạ sườn kèm chứng vàng da, đến bệnh viện khám, chị An ở quận 3, TP HCM, bất ngờ nhận kết quả đã bị ung thư gan giai đoạn muộn.



Sốc nặng sau khi nghe tin, dù đã nhập viện 

điều trị, song khủng hoảng tinh thần dẫn đến mất ăn mất ngủ, thân thể suy kiệt, chị An qua đời 3 tháng sau đó để lại hai đứa con thơ.
Cũng mắc bệnh ung thư gan giai đoạn 3, thế nhưng anh Hà nhà ở Kiên Giang, chị Thủy quê Đồng Nai, thậm chí không hề cảm thấy mệt mỏi biếng ăn hay có triệu chứng gì bất thường cho đến khi bị vàng da, bụng trướng và đau đớn dưới hạ sườn.
“Cơn đau chỉ xảy ra hai tuần trước khi tôi nhập viện. Các bác sĩ cho hay có một khối u trong gan. Tôi hoàn toàn bất ngờ và cảm thấy suy sụp. Thời gian sống của tôi giờ đây chỉ được tính bằng ngày tháng”, chị Thủy nói.
Tại các bệnh viện chuyên khoa ung bướu tại TP HCM, hầu hết trường hợp ung thư gan đều có hoàn cảnh tương tự. Nhiều trường hợp nhập viện chưa đến 30 ngày đã qua đời.
Bác sĩ Nguyễn Đình Song Huy, Trưởng khoa U gan Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, mỗi ngày, trong khoảng 10 trường hợp mắc ung thư mà bệnh viện này phát hiện thì phần đông rơi vào giai đoạn bệnh đã nặng. Nguyên nhân theo bác sĩ Huy, do ung thư gan ở giai đoạn khởi phát thường không có triệu chứng.
“Một số ít bệnh nhân phát hiện bệnh tình cờ từ những lần khám sức khỏe định kỳ. Còn lại phần lớn, khi đến viện thì bệnh đã quá nặng. Có người khi phát hiện ung thư gan chỉ sống được thêm vài tháng”, ông Huy nói.
Lý giải thêm về việc phát hiện bệnh muộn, bác sĩ Huy cho biết thêm, với những khối u nhỏ, nằm ở vị trí khó phát hiện, bệnh nhân thường không có triệu chứng, cho đến khi khối u phát triển to làm căng màng bao gan thì mới thấy đau. Lúc ấy u có thể đã lan đến các bộ phận khác, làm tắc nghẽn ống mật khiến bệnh nhân đau bụng, ăn uống kém, mệt mỏi, sút cân, vàng da, phù nề…
Ông Đào Văn Long, Tổng thư ký Hội khoa học tiêu hóa VN cũng cho hay, mỗi năm có khoảng 10.000 trường hợp mắc mới ung thư gan, hầu hết đều phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối. Chính vì bệnh ít có biểu hiện và khó chẩn đoán, ông Long cho rằng, việc tiêm vắcxin ngừa viêm gan do virus, thận trọng trong quan hệ tình dục, giảm rượu bia, cẩn trọng với những loại thực phẩm bị nấm mốc là những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Cũng theo ông Long, tuy không chính xác tuyệt đối, song việc tầm soát bệnh bằng phương pháp siêu âm và xét nghiệm định kỳ là thực sự cần thiết nhằm giúp bác sĩ tìm thấy những yếu tố nghi ngờ.
Khẳng định hiện khó có phương pháp can thiệp hữu hiệu khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, ông Phạm Xuân Dũng, cũng cho rằng, phòng bệnh là vấn đề mấu chốt.
“Các biện pháp hóa trị, xạ trị thậm chí hay biện pháp dùng thuốc trúng đích (làm ách tắc mạch máu nuôi tế bào ung thư) cũng chỉ kéo dài thêm sự sống chứ không thể trị dứt bệnh”, ông Dũng nói.
Riêng về vấn đề tầm soát bệnh qua khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ Nguyễn Đình Song Huy cho rằng, men gan cao, nhiễm viêm gan siêu vi B… là những dấu hiệu nguy cơ có thể dẫn đến ung thư gan. Tuy nhiên có những dấu hiệu này chưa hẳn chắc chắn bị ung thư, bởi men gan cao còn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Kể cả khi mắc siêu vi B hoặc C cũng chưa chắc bị ung thư gan.
“Khi kết quả xét nghiệm có ghi những yếu tố nguy cơ, bệnh nhân cần đi đến bác sĩ chuyên khoa để được thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu xác định bệnh, trước khi phát hoảng lo lắng đến mất ăn mất ngủ”, ông Huy nói.
Design by Hao Tran -